Xem Cựa Gà Chọi Và Phân Biệt Từng Loại Tốt Hay Xấu

1. Cựa sưu siêu đao - Cựa song đao

Cựa sưu siêu đao có hình dạng ngoắt chéo mũi ra phía đằng sau.

Cựa song đao có độ cong giống như hai chiếc đao. Hai cựa này ở hai bên chân khi đá thì có tỷ lệ trúng cao. Thường thì nếu ra đòn đá thì thường luôn đâm trúng. Khiến cho gà đối thủ không né đòn đá được.

2. Cựa nhật nguyệt

Cựa nhật nguyệt giống như tên gọi của mình. Cựa có phía bên trong màu trắng còn bên ngoài là màu đen. Hoặc có trường hợp một cựa màu trắng còn cựa còn lại màu đen.

Gà cựa nhật nguyệt tốt hay xấu? Có đặc điểm màu cựa khá khác biệt nhưng do màu trắng, đen ở vị trí cựa. Nên không được coi là màu tang chế. Loại gà này thuộc vào hàng gà quý hiếm mà bất cứ người chơi gà nào cũng muốn sở hữu được nó.

Trong cách chọn gà chọi hay. Cựa kim là cựa có kích thước khá nhỏ, nhưng khá nhọn và sắc. Nhìn khá giống với một chiếc kim.

Vì độ sắc nhọn của mình, mà khi gà chọi ra đòn đá. Cựa kim dễ dàng đâm thủng da đối thủ. Mà không cần gà chọi phải dồn quá nhiều lực vào đòn đá.

4. Cựa giao chỉ

Cựa giao chỉ là loại cựa kép được ghép bởi hai cựa với nhau. Loại cựa này rất hiếm, nếu thi đấu thì sức mạnh của cựa được tăng gấp đôi. Kết hợp với lối đá độc đáo, hiếm hóc của chiến kê sở hữu loại cựa này thì ít có gà chiến nào có thể địch nổi.

Cựa tam cường có đặc điểm ở phần trên hoặc dưới cựa gà chọi có thêm một vảy lớn rất dễ nhận ra. Gà này có tỷ lệ ra đòn chính xác cực cao, đâm bách phát bách trúng. Rất phù hợp đá gà cựa sắt hoặc đá gà cựa dao.

Cựa lục đinh là cựa có hai cái cựa nhỏ. Nằm ở phía trên và phía dưới cựa. Những chiếc cựa nhỏ này có thể rung rinh. Nhìn khá giống với một cục thịt thừa mọc lên trên và dưới cựa.

Theo cách xem cựa gà chọi hay của các sư kê nhiều kinh nghiệm. Thì những con gà chọi quý, linh kê thì mới có cựa lục đinh. Vì thế đây là loại cựa mà những người chơi gà chọi rất yêu thích. Thường thêm vào tiêu chuẩn trong cách chọn gà chọi hay của mình.

7. Cựa độc đinh

So với các loại cựa khác thì cựa độc đinh tốt hay xấu? Nghe tên của loại cựa này thì cũng khiến cho người ta phải khiếp vía. Với đặc điểm cựa độc đinh rất nhỏ, có hình dáng giống như móng vuốt của hổ. Nhưng khả năng đâm của gà cựa độc đinh ẩn chứa lực rất mạnh. Giống y như hổ vồ vậy, một khi đã đâm thì chắc chắn sẽ trúng và để lại vết thương cực sâu cho đối phương, đau vô cùng.

8. Cựa thượng áp hạ

Loại cựa này hơi khó nhận biết, cần phải rất để ý mới có thể nhận ra. Gà sở hữu cựa này ở phần giữa cựa đến ngón thới có 3 - 4 vảy nhỏ hình chấm tròn. Nếu các chấm tròn này nhỏ dần hướng từ trên xuống dưới thì đây là gà có những đòn đá linh hoạt rất hiểm và biến hóa các đòn độc rất nhanh. Gà này nên chọn.

1. Cựa sừng trâu

Cựa sừng trâu thường chếch lên cao. Vì thế trong quá trình đá gà thường khó để đâm trúng. Nếu đòn đá đâm trúng đối thủ thì độ sát thương của đòn đá cũng không được cao.

Cựa hàm lạp là cựa bình thường của gà chọi. Cựa này không dùng để đâm. Nên đối với gà chọi thì cựa hàm lạp không được ưa thích. Vì không có tác dụng trong quá trình đá gà.

Loại cựa chỉ có thể đâm trúng khi đúng chiều của cựa. Nhưng khả năng đá đúng chiều là không nhiều nên được đánh giá là cựa rất xấu phải tránh xa.

Vì thế gà chọi có cựa cặp chéo không phải là sự lựa chọn của nhiều sư kê. Khi tuyển chọn gà chọi, chọn gà đá hay.

Cựa chỉ địa là một cựa xấu. Vì gà chọi có cựa này cũng như không. Đây là một cựa bình thường, không có nhiều tác dụng và sức mạnh khi ra đòn đá.

Tuy nhiên nếu gà chọi có cựa chỉ địa mà có thêm vảy huyền châm, công tự. Thì gà chọi đó có thể là gà chọi hay, khá tốt. Nhưng không thể xếp vào hạng chiến kê, thần kê.

Bên cạnh những chiến kê sở hữu một trong các loại cựa gà chọi ở trên. Thì khi xem gà đá cựa sắt có thể bắt gặp gà không cựa (gà chân trơn) thuộc vào dòng gà đòn. Chuyên dùng chân và quản làm vũ khí quan trọng để chiến đấu. Loại này thường gặp nhiều tại Việt Nam. Nên đôi khi không thể tuyệt đối tuân theo cách chọn cựa gà chọi để đánh giá. Mà thay vào đó là các cách xem vảy gà đá cựa sắt. Để nhận định bản lĩnh của mỗi chiến kê.

Trong quá trình cắt, mài cựa gà chọi cần có hai người thì sẽ rất dễ dàng. Một người giữ gà, một người thao tác cắt, mài. Chuẩn bị sẵn liềm, dao hoặc thanh sắt mỏng cạnh bếp than. Chúng ta cho vào bếp than nung đỏ rồi dí vào phần cựa muốn cắt bỏ hoặc dí xung quanh để mài cựa gà chọi.

Người thao tác cố gắng làm càng nhanh càng tốt, dứt khoát để tránh ảnh hưởng đến gà.

Next Post Previous Post