Tổng Hợp 5 Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Bổ Dưỡng Nhất
Với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng "kinh điển" của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư.
Gạo lứt tốt hơn cho bạn so với gạo trắng - hầu hết chúng ta biết điều đó! Nhưng đa số người tiêu dùng thường chọn gạo trắng hơn gạo lứt vì sự khác biệt bên ngoài. Trong khi thực sự gạo trắng ăn ngon hơn gạo lứt, mặc dù không có nghĩa đó là sự thay thế có lợi cho sức khỏe hơn.
Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
Những người không nên ăn gạo lứt thường xuyên
Ăn nhiều gạo lứt có tốt không? Theo BS Lá Khôi, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
- Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên cũng khó tiêu hóa hơn. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn vậy. Những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều gạo lứt dễ gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng.
- Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,...
- Đây là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, ngoài ra còn có sự hoạt động mạnh của các Hormone. Ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
- Do chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu, ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt tạo gánh nặng lớn lên dạ dày, gây khó tiêu. Hãy chọn những loại thực phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa.
Tổng hợp 5 món cháo gạo lứt ngon bổ dưỡng nhất
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu Vitamin và nguyên tố vi lượng, ngoài ra còn có hàm lượng chất xơ cao. Vì vậy món cháo gạo lứt là một trong các món cháo ngon bổ dưỡng với nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng như: Cung cấp complex carbonhydrate, lipit, gluxit, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9, được sử dụng để thay thế thực phẩm chức năng,... Cách nấu cháo gạo lứt cũng rất đơn giản, đặc biệt phù hợp ăn trong nhữ ;ng ngày rằm, mồng một hay bất cứ khi nào bạn muốn.
Món cháo gạo lứt dành cho người giảm cân
Để thực hiện nấu món cháo gạo lứt dành cho những ai muốn giảm béo thì trước hết chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu như: 200 gam gạo lứt, 50 gam mè trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 cây boa rô, 100 gam nấm rơm, nước tương, dầu hào, dầu mè, gia vị khác.
Món cháo gạo lứt dành cho trẻ biếng ăn
- Cháo gạo lứt nấu nhừ xong bỏ ra ken qua rây hoặc khăn vải màn thưa thành một thứ đồ sáng ngon bổ dưỡng, rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể lâu ngày hay mới ốm dạy vì nó cực kỳ dễ tiêu hóa và rất dễ ăn.
- Rang vàng gạo lứt rồi nấu cháo. Rất tốt cho người mới nhịn ăn xong, hoặc những người bị ốm yếu lâu ngày.
- Cho thêm tỉ lệ đỗ đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu), để tăng thêm phần bổ máu và lợi tiểu. Nếu muốn có thể cho thêm chút gừng nạo, hành mùi và ăn với Ca la thầu ... hay tekka cho những người bệnh nặng.
- Cho thêm đỗ đỏ, hạt sen, cà rốt, ngưu bàng hầm nhừ. Khi bắc ra cho hành rau thơm ăn với Ca la thầu, Tamari, Miso, hay chỉ đơn giản với muối cũng đã ngon. Món ăn này rất tốt cho người muốn tăng cân. Mỗi tuần nên thay thế một hai bữa cơm chiều bằng những bữa cháo gạo lứt, rất tốt, sẽ tăng cân nhanh và có làn da đẹp.
- Món ăn này phục vụ cho những người còn thích những món ăn mặn quen thuộc. Ta nấu xong nồi cháo lứt hầm nhừ. Chọn mua nấm sò hoặc nấm rơm, hay nấm đông cô thì tốt hơn, cộng với đậu phụ thái nhỏ rán vàng, gừng. Nấu thái nhỏ xào riêng với miso rồi bỏ vào sau cùng, khi múc ra bát cho hành, rau răm, gừng thái chỉ, rắc ít hạt tiêu. Ăn y như ăn đồ mặn. Món ăn này hơi âm chỉ nên ăn cho người khỏe, hoặc ăn vòa mùa hạ, hoặc dùng cho những người đã ăn nhiều thịt.
Món cháo gạo lứt dành cho mẹ mang thai
- + 50g gạo lứt (có thể là gạo lứt đỏ, lứt trắng hoặc đen)
- + 20g mè đen
- + Muối hầm
- + Đường nâu
- + 300ml nước
- + 30g đậu đỏ
- Ngâm và xay gạo lứt, vì lớp vỏ của gạo lứt cứng hơn so với gạo trắng nên trước khi nấu cháo gạo lứt cho bà bầu bạn cần ngâm và xay gạo lứt trước. Bạn tiến hàng ngâm gạo lứt ít nhất 1h trước khi nấu, gạn lại rồi tráng qua với nước. Sau đó cho gạo lứt cùng với 120ml nức vào xay trong máy xay để xay nhỏ. Việc làm này giúp gạo nhỏ ra và nhanh chín hơn. Bạn sẽ nấu cháo gạo lứt cho bà bầu nhanh hơn nữa đó.
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị nguyên liệu Bạn đem gạo lứt nếp cẩm, gạo lứt ngâm trong nước 4 tiếng để gạo nở và nhanh chín hơn. Cà rốt gọt vo, thái miếng. Hành ngỏ rửa sạch, cắt khúc thành miếng vừa ăn là được.
Nguyên liệu:
- Gạo lứt,đậu đỗ (đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng), kê, nghệ, mơ muối (hoặc muối)
- Cho gạo lứt, đỗ, kê, nghệ, mơ muối vào nồi áp suất ninh nhừ trong 1 giờ. Ăn kèm với các gia vị sẵn có.
- Gạo lứt, bí đỏ, muối
- Gạo lứt, muối, cà rốt, củ cải trắng, poaro(tỏi tây hoặc hành tây), dầu vừng, miso
- Xào dầu vừng với poaro(hoặc hành tây) thái lát, thêm củ cải và cà rốt hạt lựu trong vòng 10 phút, rưới miso pha loãng lên rau củ đậy vung thêm 10 phút. Cháo gạo lứt nấu nhừ, cho rau củ xào vào trộn đều và đậy vung thêm khoãng 10 phút, Khi ăn nêm cháo với mùi hoặc rau thơm, nêm muối vừng hoặc Tamari. Có thể rang gạo trước với tí dầu trước khi nấu, hoặc để rau củ tươi rồi cho luôn vào nồi cháo.
Món cháo gạo lứt dành cho mẹ đang cho con bú
Món cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện
- Bạn vo sạch gạo lứt với 3 lần nước để gạo bay hết bụi bẩn trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Làm tương tự với đậu dỏ, tuy nhiên cũng lưu ý là đãi sạch vỏ đậu đỏ trong quá trình vo để cháo khi thành phẩm sẽ mịn và ngon hơn.
- Bắc một nồi nước lên bếp, vặn to lửa cho nước sôi thì thả đậu đỏ vào. Luộc đậu đỏ trong khoảng 5 phút thì cùng muối lỗ vớt ra rổ, để ráo nước.
- Rửa lõi nồi cơm cho thật sạch rồi lần lượt cho gạo lức, đậu đỏ đã luộc chín, hạt sen, mơ muối cắt thành từng miếng nhỏ, phổ tai, bột nghệ và muối tinh vào. Rót vào nồi khoảng 1 lít nước lọc rồi khuấy đều hỗn hơp này lên trước khi đặt vào nồi. Đậy nắp nồi cơm lại, bật nút cho nồi chuyển sang chế độ nấu.
- Đợi khoảng 40 đến 50 phút tùy vào lượng nước cũng như nồi cơm mà khói sẽ bốc lên, nước dần cạn đi và nồi cháo của bạn cũng dần được hoàn thành. Lưu ý là trong quá trình nấu, có thể thỉnh thoảng mở nắp nồi và dùng muôi khuấy nhẹ tay để cháo được đều và ngon hơn.
Một mẹo nhỏ nữa đó là bạn hoàn toàn có thể sử dụng cơm gạo lứt đã được nấu chín để nấu cháo, như vậy sẽ rất nhanh mà hoàn toàn không bị mất vị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sáng tạo thêm khi nấu cháo với một số loại rau củ tùy vào các thời điểm trong năm. Khi đó, món ăn sẽ thêm thơm ngon và bổ dưỡng.
Mẹo để thực hiện cách nấu cháo gạo lứt nhanh nhừ nhất
- Đun sôi một chút dầu ăn trên chảo nóng rồi cho gạo lứt vào rang chừng 10 phút. Sau đó trút gạo lứt và nồi nước đang sôi (khoảng 1 lít), vặn lửa nhỏ để hầm. Đây là cách nấu cháo gạo lứt ngon, giúp cháo mau chín mềm và thơm hơn.
- Củ cải, cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Boa rô lặt bỏ gốc rễ, lá xanh rồi bào mỏng phần thân trắng. Nấm rơm sau khi ngâm trong nước muối và rửa sạch thì cũng đem bỏ chân, cắt hạt lựu.
- Mè rang đến khi chín có mùi thơm thì tắt bếp, trộn với một chút muối.
- Bắc chảo lên bếp với dầu mè, phi bô roa cho vàng. Tiếp đến, bạn cho cà rốt, củ cải, nấm rơm vào, nêm nước tương, hạt nêm chay và gia vị khác nếu muốn. Bạn xào hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, trút hết vào nồi cháo, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Nấu cháo thêm chừng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Cháo múc ra tô, trang trí thêm rau ngò cho đẹp mắt.
Nguyên liệu: 200 gam gạo lứt, 50 gam mè trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 cây boa rô, 100 gam nấm rơm, nước tương, dầu hào, dầu mè, gia vị khác.
Những lưu ý khi giảm cân bằng gạo lứt
Vì chứa thành phần chất xơ cao hơn gạo bình thường gấp 2 lần nên khi ăn gạo lứt, quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn khiến dạ dày có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp giảm cân nhanh chóng. Chất xơ trong loại gạo này có khả năng tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất hỗ trợ đào thải độc tố, chất béo nhanh chóng. Đặc biệt, axit anpha lipoic trong gạo lứt có khả năng chuyển hóa và đốt cháy lượng chất béo, mỡ thừa tích tụ lâu ngày. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong loại gạo này còn có khả năng tạo dựng cơ giúp cơ thể giảm cân và săn chắc tương tự việc vận động, tập thể dục thường xuyên.
Khi rang gạo lứt, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể rang số lượng gạo lớn rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Không nên rang gạo quá lâu, rang với lửa lớn và đảo đều tay đến khi gạo chuyển màu đậm hơn là có thể tắt bếp. Khi ăn gạo lứt bạn nên ăn thật chậm và nhai thật kỹ, cách này vừa đảm bảo sự an toàn cho dạ dày vừa giúp tạo cảm giác no nhanh hơn, từ đó thúc đẩy hiệu quả giảm cân.
Thực đơn giảm cân bằng gạo lứt cho mẹ bỉm sữa
- Cháo gạo lứt hoặc một bát cơm gạo lứt với muối mè và một ít rau xào.
- 1-2 bát cơm gạo lứt, Rau củ thiên nhiên (nấu canh hoặc xào, luộc), Tôm, tép hoặc cá nhỏ rang, chiên hoặc kho nhừ để có thể ăn cả xương, vỏ.
- 1 bát cơm lứt muối mè, Phở lứt xào rau củ trộn tương Tamari, Canh cà rốt, bí đỏ nấu Poa-rô.
- hoa quả theo mùa.
Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện cách giảm cân bằng nước bột gạo lứt rang bằng cách bạn có thể mua trà gạo lứt rang ở các cửa hàng thực dưỡng, cũng có thể tự làm ở nhà để đảm bảo an toàn. Bạn có thể dùng gạo lứt rang ra pha như pha trà, trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm, uống đậm hay nhạt, nóng hay lạnh tùy thích. Khi uống xong nước, bạn lại chế nước sôi vào lần 2 và lần 3, hoặc pha 3 lần, trộn lẫn vào nhau mà uống.