Đảng Bộ Xã Châu Điền: Nhiều Mô Hình Mới Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế

: Năm 2024, thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với các phong trào thanh niên khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên, Xã Đoàn vận động đoàn viên trên địa bàn tham gia thành lập mô hình thanh niên khởi nghiệp. Hiện có 25 thành viên tham gia với các mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt là lựa chọn các mô hình mang lại hiệu quả và có thể nhân rộng được trong đoàn viên, Nhân dân toàn xã, tổng số vốn 462,6 triệu đồng. Trong đó, có 07 thành viên được Tỉnh Đoàn hỗ trợ vốn, 50 triệu đ 891;ng/đoàn viên, sau 03 năm thực hiện mô hình, đoàn viên sẽ hoàn trả lại vốn, để Tỉnh Đoàn tiếp tục hỗ trợ cho đoàn viên khác. Hiện các mô hình đang phát huy hiệu quả, như máy cuộn rơm của đoàn viên Sơn Hoàng Sơn, ấp Châu Hưng; máy xay xát lúa gạo của đoàn viên Lý Tuấn Anh, ấp Trà Bôn; nuôi bò sinh sản của đoàn viên Phạm Hoàng Triển, ấp Ô Tưng A; nuôi ếch của đoàn viên Thạch U Sa, ấp Ô Tưng B; nuôi gà tre bằng đệm lót sinh học của đoàn viên Phạm Minh Của, ấp Ô Rồm...

Cùng cán bộ xã, chúng tôi đến ấp Ô Rồm gặp gỡ đoàn viên Phạm Minh Của với mô hình "Nuôi gà thịt bằng đệm lót sinh học" mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Của là 01 trong 07 đoàn viên được hỗ trợ vốn để phát triển mô hình. Được biết, năm 2024, anh Phạm Minh Của bắt đầu nuôi gà tre để bán thịt với mô hình mới là đệm lót sinh học. Theo anh Của, trước đó, anh Của cũng từng nuôi gà tàu, gà nòi bán thịt cho thương lái ở chợ Trà Vinh nhưng nuôi truyền th̔ 9;ng nên cách phòng ngừa dịch bệnh hạn chế, có năm lại bị lỗ vốn do dịch bệnh. Năm 2024, nhận thấy trên thị trường gà tre khan hiếm mà người dân rất ưa chuộng, sức đề kháng lại tốt nên anh Phạm Minh Của chuyển sang nuôi gà tre bằng đệm lót sinh học.

Anh Phạm Minh Của cho biết: với phương pháp đệm lót sinh học, chuồng trại tôi trải bạt, sau đó phủ 01 lớp trấu được trộn với men sinh học nhằm giúp cho phân gà phân hủy, giảm được khí độc và mùi hôi. Đợt đầu tiên nuôi bằng phương pháp này, tôi cùng với gia đình bắt 1.200 con, sau 3,5 tháng, gà đạt trọng lượng 0,8kg-1,1kg/con, tôi bắt đầu xuất bán. Lúc đó, giá gà bán được 75.000 đồng/kg, lợi nhuận tôi thu về trên 30 triệu đồng.

Thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi gà tre khá ổn nên anh tiếp tục thực hiện mô hình, đến năm 2024, anh Phạm Minh Của được hỗ trợ vốn 50 triệu đồng, anh nuôi với số lượng lớn hơn là 3.000 con. Theo anh Của, trung bình 01 năm, nuôi được khoảng 03 đợt gà, bởi sau khi gà được bán hết, người nuôi phải khử trùng, vệ sinh chuồng khoảng 01 tháng mới bắt đầu nuôi lại. Đối với phân gà, trấu, anh Của thu gom lại, tận dụng làm phân, bón cho cây trồng.

Đàn gà của anh đang xuất chuồng, với giá bán 60.000 đồng/kg. Theo anh Phạm Minh Của, với giá như hiện nay, 01 con gà tre giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng, người nuôi thu về lợi nhuận tương đối thấp, nhưng vẫn đủ để trang trải chi phí và duy trì mô hình. Được biết, ngoài áp dụng mô hình nuôi gà tre, hàng ngày, anh còn trồng mai để bán dịp tết Nguyên đán. Hiện nay, vườn mai của anh có trên 20 gốc, anh tạo dáng, uốn rễ và chăm sóc theo lịch trình để mai ra hoa đúng dịp tết. Đ 6;y cũng là một cách làm thiết thực, góp phần tăng thu nhập, ổn định kinh tế cho đoàn viên.

Ông Lê Hoàng Vinh, Bí thư Chi bộ ấp Ô Rồm cho biết: so với nhiều mô hình chăn nuôi thì mô hình "Nuôi gà tre bằng đệm lót sinh học" của đoàn viên Phạm Minh Của, là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao hiện nay, điều tất yếu là phải biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế rủi ro, chi phí đầu tư chuồng trại không nhiều nên người dân có thể chăn nuôi được với số vốn tương đối. Hiện địa phương đang khuy ến khích vài hộ dân nuôi gà áp dụng đệm lót sinh học này.

Anh Phạm Vũ Trường cho biết thêm: qua 01 năm thực hiện mô hình thanh niên khởi nghiệp (25 thành viên), không chỉ giúp đỡ ĐVTN khó khăn về nguồn vốn sản xuất, các mô hình thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế còn là nơi các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, tìm hướng làm ăn hiệu quả, đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Thời gian tới, Xã Đoàn sẽ nhân rộng các mô hình hiệu quả và tiếp vận động ĐVTN tích cực tham gia vào mô hình thanh niên khởi nghiệp.

Có thể nói, sự thành công của mô hình thanh niên khởi nghiệp đã có sức lan tỏa, tạo nên phong trào thanh niên thi đua làm giàu, phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hạn chế được tình trạng thanh niên đi làm ăn xa và giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống dưới 2,79%, (xã không còn ĐVTN nghèo), thu nhập bình quân năm 2024, đạt 59,3 triệu đồng/người/năm. Qua đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đ ịa phương ngày càng phát triển, đây là cơ sở, tạo tiền đề để xã Châu Điền xây dựng xã NTM nâng cao.

Next Post Previous Post